Ví dụ về sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Bạn đang xem: Ví dụ về sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Ví dụ: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập được thể hiện qua mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội xưa.

Họ đối lập với nhau về quyền lợi, ý chí. 2 giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm nhé !

1. Khái niệm về “mặt đối lập”, “mâu thuẫn biện chứng”, “sự thống nhất” và “đấu tranh” của các mặt đối lập

Thứ nhất: Mặt đối lập

Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.

*
Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập" width="703">

Thứ hai: Mâu thuẫn biện chứng

Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.

Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức.

Thứ ba: Sự thống nhất của các mặt đối lập

Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. Do có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.

Xem thêm: Vân Dung Quê Ở Đâu - Nghệ Sĩ Hài Vân Dung

Cuối cùng: Sự đấu tranh của các mặt đối lập:

Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập


Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, thường được gọi tắt là quy luật mâu thuẫn là quy luật phổ quát của hiện thực, kể cả trong tư duy và sự nhận thức hiện thực đó bằng chính tư duy của con người.

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chứa đựng thực chất và hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Chính V.I.Lênin đã khẳng định như vậy. Ông viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng”. Theo V.I.Lênin, “sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó..., đó là thực chất... của phép biện chứng”. Trong phép biện chứng, mối liên hệ giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn; sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập chính là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

– Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau

+ Sự thông nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa, sự ràng buộc quy định lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau để cùng tồn tại; nếu không có sự thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không tạo ra sự vật.

+ Có thể hiểu một cách đơn giản thì thống nhất chính là sự đồng nhất, sự phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đây là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.

+ Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời là tương đối có nghĩa là nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đó là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sự vật.

+ Việc đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp được diễn ra từ thấp đến cao và bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm riêng.

– Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển

+ Việc đấu tranh của các mặt đối lập sẽ gây ra những biến đổi các mặt đối lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập chính là khi các mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật cũ sẽ bị mất đi và sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau với ba hình thức sau đây:

+ Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật.